Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Huyện Châu Thành - Tỉnh Tiền Giang

Liên kết Liên kết

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 33
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 371867

Chi tiết tin

Phòng Nông nghiệp - PTNT
31/01/2018

Chức năng nhiệm vụ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

  1. Tổ chức về bộ máy
  1. Lãnh đạo

Stt

Họ và tên

Chức vụ

Điện thoại

Mail (Mail công vụ Tiền Giang

1

Trần Văn Hậu

Trưởng phòng

0917746 552

tranvanhau@tiengiang.gov.vn

2

Huỳnh Văn Sơn

Phó trưởng phòng

0908371424

huynhvanson@tiengiang.gov.vn

3

Huỳnh Hữu Hòa

Phó trưởng phòng

01259009520

huynhhuuhoa@tiengiang.gov.vn

  1. Công chức

Stt

Họ và tên

Công việc phụ trách

Điện thoại

Mail (Mail công vụ Tiền Giang

1

Nguyễn Văn Khanh

Chuyên viên phụ trách kế toán kiêm kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.

 

 

 

0913684123

nguyenvankhanh@tiengiang.gov.vn

2

Huỳnh Hữu Văn

Chuyên viên theo dõi lĩnh vực trồng trọt, kiêm tổng hợp báo cáo.

 

 

0903026966

huynhhuuvan@tiengiang.gov.vn

3

Lê Văn Đấu

Chuyên viên theo dõi lĩnh vực chăn nuôi, trang trại chăn nuôi, kiêm thủ quỹ.

 

0985411105

levandau@tiengiang.gov.vn

4

Nguyễn Thanh Nhân

Chuyên viên quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, nông lâm sản và thủy sản; Thủy sản; Làng nghề nông nghiệp nông thôn kiêm văn thư lưu trữ.

0988245340

nguyenthanhnhan@tiengiang.gov.vn

5

Nguyễn Thị Ngọc Dung

Chuyên viên phụ trách xây dựng và phát triển nông thôn mới

 

01667829777

nguyenthingocdung@tiengiang.gov.vn

  1. Chức năng, nhiệm vụ

Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, phát triển nông thôn, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn và nước sạch nông thôn.

Chịu sự chỉ đạo quản lý trực tiếp về tổ chức biên chế và công tác của UBND huyện; Đồng thời chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Tiền Giang.

Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực Nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn.

Hướng dẫn, kiểm tra UBND các xã - TT thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển khai thác chế biến nông thủy sản, phát triển ngành nghề, làng nghề về nông nghiệp.

Trình UBND huyện quy hoạch thủy lợi, xây dựng chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn để UBND huyện trình HĐND huyện thông qua và tổ chức thực hiện.

Tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, công trình nước sinh hoạt nông thôn, công trình phòng chống lụt bão, quản lý mạng lưới thủy nông trên địa bàn theo qui định của pháp luật.

Chủ trì phối hợp tổ chức và hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến phát triển nông thôn, tổng hợp tình hình, báo cáo UBND huyện việc xây dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện về các lĩnh vực:

  1. Phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã về nông nghiệp
  2. Phát triển ngành nghề, làng nghề về nông nghiệp.
  3. Định cư, tái định cư, điều chỉnh dân cư và lao động nông nghiệp.
  4. Khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn.
  5. Chế biến nông thủy sản.
  6. Xây dựng và phát triển nông thôn mới.
  7. Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

Thống kê diễn biến đất nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi.

Chỉ đạo công tác khuyến nông và các dự án phát triển nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện

Chủ trì, phối hợp với Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật, Trạm chăn nuôi và thú y, Trạm khuyến nông, khai thác công trình thủy lợi và các tổ chức liên quan quản lý công tác bảo vệ thực vật; quản lý, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi; Hướng dẫn kiểm tra hoạt động của kinh tế hợp tác và hợp tác xã thuộc lĩnh vực nông nghiệp; Chuyển giao khoa học công nghệ, kiểm tra và thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm được giao, tham mưu cho UBND huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn theo qui định của pháp luật.

Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai của huyện; Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi huyện; Đề xuất phương án, biện pháp và tham gia chỉ đạo việc phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai về lụt, bão, hạn hán, úng ngập, chua phèn, xâm nhập mặn, dịch bệnh vật nuôi, cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi trên địa bàn huyện.

Tổ chức thực hiện công tác thông tin, thống kê, ứng dụng công nghệ, báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quí, năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn cho UBND huyện, Sở Nông Nghiệp và PTNT.

Hướng dẫn kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ phụ trách nông nghiệp và PTNT tại các xã - TT.

  1. Danh sách thủ tục hành chính đang thực hiện, giải quyết tại đơn vị:

- Lĩnh vực nông thôn mới: Quyết định 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới.

- Lĩnh vực nông nghiệp:

Đăng ký hỗ trợ thực hiện quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, an toàn.

Đăng ký hỗ trợ kinh phí cấp giấy chứng nhận thực hiện quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, an toàn lần đầu.

Đăng ký hỗ trợ kinh phí cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và an toàn (đối với cơ sở chưa hỗ trợ lần đầu).

Thế mạnh phát triển nông nghiệp của địa phương

Châu Thành là một trong những huyện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh Tiền Giang, trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng chuyên canh như:  vùng chuyên canh rau màu với diện tích 2.158 ha tập trung ở các xã nam quốc lộ 1A, các loại rau màu đặc sản nổi tiếng khắp vùng như: rau diếp cá ở xã Nhị Bình, rau má ở các xã Thân Cửu Nghĩa, Tam Hiệp, rau húng ở các xã Thạnh Phú, Long Hưng, rau ăn trái (bầu, bí, dưa leo, bắp…) ở các xã Tân Lý Đông, Tân Lý Tây, Tân Hội Đông. Trong những năm qua diện tích rau màu sản xuất theo hướng an toàn của huyện không ngừng tăng cao, đến thời điểm hiện tại là 1.407 ha tập trung ở các xã Tam Hiệp, Nhị Bình, Thân Cửu Nghĩa, Long An…; Vùng sản xuất lúa ở các xã Điềm Hy, Nhị Bình, Long Định… với diện tích 4.284 ha. Vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung ở các xã bắc quốc lộ 1A với diện tích 11.550 ha ở các xã Phú Phong, Kim Sơn, Vĩnh Kim… với các loại trái cây đặc sản nổi tiếng như vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, sapo mặc bắc Kim Sơn. Ngoài ra huyện còn có thế mạnh về chăn nuôi heo, bò, gia cầm.

Công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Thực hiện tập huấn chuyển giao KHKT lũy tiến 284 cuộc (KN: 169 cuộc, với 5.701 lượt nông dân tham dự; BVTV: 265 cuộc với hơn 10.000 lượt nông dân tham dự, phát hơn 11.000 tài liệu bướm các loại). Ngoài ra thực hiện 59 hầm khí sinh học trong chăn nuôi và 12 mô hình sản xuất nông nghiệp, nhìn chung các mô hình đều đem lại hiệu quả cao, tăng thu nhập cho người dân.

Chương trình BVMT (Chi cục TT&BVTV): Thực hiện 10 cuộc tập huấn BVMT ở các xã: Kim Sơn( 2 cuộc), Tam Hiệp (2 cuộc), Tân Hội Đông (2 cuộc), Long An (2 cuộc), Tân Lý Tây (1 cuộc), Tân Hương (1 cuộc); Thực hiện 30 cuộc thu gom rác BVTV với hơn 900 lượt nông dân tham gia, tổng lượng rác BVTV 1.886 kg.

 

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)
Tin liên quan

Hình ảnh Hình ảnh

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1