Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Huyện Châu Thành - Tỉnh Tiền Giang

Liên kết Liên kết

Thống kê Thống kê

  Đang truy cập : 33
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 371867

Chi tiết tin

Ô nhiễm môi trường đất- vấn đề lớn nhưng chưa được quan tâm nhiều
06/03/2023

Ô nhiễm môi trường đất là một trong những vấn đề cấp bách không chỉ tại Việt Nam mà còn diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Nếu tình trạng này ngày càng kéo dài có thể sẽ gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng đến đời sống của con người và sinh vật.

Biểu hiện về ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất là tình trạng đất xuất hiện nhiều chất xenobiotic độc hại, khiến cho đất trở nên khô cằn, có màu đỏ hoặc màu xám không đồng đều. Môi trường đất bị ô nhiễm thường có những biểu hiện không giống nhau vì còn tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm ở mỗi khu vực khác nhau. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia, vùng mà còn lan rộng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, thực trạng này diễn ra ở cả các khu vực ở vùng nông thôn và thành thị.

Thực trạng ô nhiễm đất ở Việt Nam

Vấn đề ô nhiễm đất ở Việt Nam trong những năm gần đây diễn ra cực kỳ nghiêm trọng, lan rộng ra khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là do hàm lượng kim loại nặng đến từ các khu vực sản xuất công nghiệp, các chất thải đô thị và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, hoạt động sử dụng các công nghệ truyền thống, lạc hậu nên vấn đề ô nhiễm môi trường đất đã và đang làm ảnh hưởng rất hơn đến sức khỏe và đời sống của người dân.

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất do biến đổi tự nhiên

Ô nhiễm môi trường đất do biến đổi tự nhiên

Hàm lượng các chất tự nhiên xuất hiện trong đất sẽ gia tăng theo chiều hướng các chất độc hại được bổ sung vượt ngưỡng tiêu chuẩn. Một trong số đó, có thể kể đến tình trạng đất nhiễm mặn (do lượng muối có trong nước biển và mỏ muối, thủy triều dâng cao hoặc do quá trình Gley hóa trong đất sản sinh ra những độc tố gây hại) và đất nhiễm phèn (do nước phèn di chuyển theo dòng nước ngầm từ nơi này đến nơi khác). Tình trạng đất nhiễm mặn chủ yếu xảy ra ở các khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trong nhiều năm nay mà nguyên nhân cơ bản là do biến đổi khí hậu gây ra sự xâm nhập mặn vào sâu đất liền (hiện trạng hơn 700 ha đất mặn và nhiễm mặn, nhiều địa bàn, tình trạng xâm nhập mặn đã vào sâu trong nội địa từ 30km - 40km).

Ô nhiễm môi trường đất do canh tác nông nghiệp

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất. Thuốc trừ sâu tuy có thể giúp người nông dân tiêu diệt các loại sâu bệnh phá hoại mùa màng, nhưng khi sử dụng với một hàm lượng quá lớn nó vẫn sẽ còn tồn đọng và dư thừa lại trong đất. Về lâu về dài, chính nguồn đất đó sẽ bị ô nhiễm cực kỳ nặng nề, gây tác động tiêu cực đến hoạt động trồng trọt và canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, việc lạm dụng quá nhiều thuốc trừ cỏ trong nông nghiệp cũng là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường đất, bởi trong đó có chứa một số chất độc hại, cực kỳ nguy hiểm như Dioxin, có thể làm tử vong khi môi trường ở nhiệt độ thấp. Phân bón hóa học bị lạm dụng là nguyên nhân gây ra tình trạng xói mòn, hoang hóa đất nông nghiệp.

Ô nhiễm môi trường đất do rác thải sinh hoạt

Mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt của con người thải ra ngoài môi trường là vô cùng lớn và đa dạng, từ những chai nhựa, túi nilon cho đến nước thải sinh hoạt, đồ ăn thừa,... Tất cả đều được xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường tự nhiên. Số lượng rác thải tích tụ ngày một  lớn sẽ khiến cho tình trạng ô nhiễm đất ngày càng trở nên trầm trọng.

Theo Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng đất hiện nay ở các khu vực đông dân cư sinh sống đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng. Quan sát ở dọc các con đường, góc phố hằng ngày chúng ta đi có thể dễ dàng bắt gặp những đống rác thải sinh hoạt bị vứt một cách bừa bãi làm ảnh hưởng đến cảnh quan cũng như chất lượng đất đai xung quanh. Ngay cả những vùng nông thôn thì tình trạng xử lý rác thải sinh hoạt bừa bãi cũng không được kiểm soát triệt để.

Ô nhiễm môi trường đất do hoạt động sản xuất công nghiệp

Ô nhiễm môi trường đất do hoạt động sản xuất công nghiệp

Rác thải và khí thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp ở các nhà máy xi măng, sắt thép, luyện kim, hóa dầu,... cũng là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất. Đặc biệt, trong ngành sản xuất sản xuất giấy, bột giấy cũng có chứa nhiều chất Sunfua và nhiều chất hữu cơ khó có thể phân hủy trong đất.

Ô nhiễm môi trường đất do ý thức của con người

Bên cạnh những tác động bên ngoài, ý thức của con người cũng là một nguyên nhân đáng nói gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất. Hiện nay, nhiều người dân vẫn chưa có thói quen xử lý rác thải, thiếu ý thức trong việc giữ vệ sinh nơi công cộng, xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định. Tại nhiều khu vực công viên, nhiều người dân sau khi vui chơi, ăn uống thường tiện tay vứt rác ra bên ngoài, sau khi ra về cũng rất thiếu ý thức trong việc dọn dẹp. Điều này không chỉ gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan ở công viên. 

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp các cơ sở sản xuất cũng thường chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế của công ty mà bất chấp vi phạm các quy định về môi trường trong cộng đồng.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất

Vấn đề ô nhiễm môi trường đất không thể một sớm một chiều có thể giải quyết triệt để ngay được, do vậy nó thực sự rất cần sự tham gia chung tay của tất cả mọi người để có thể cải thiện một phần nào đó.

Phục hồi rừng – một biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất

  • Đẩy mạnh công tác truyền thông: Ô nhiễm môi trường đất một phần do ý thức của con người, bởi vậy chính phủ và những người đứng đầu cần tăng cường việc truyền thông để trang bị kiến thức căn bản, từ đó nâng cao ý thức cho người dân để họ có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường đất tự nhiên.
  • Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học: Trong nông nghiệp, việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học là cần thiết, tuy nhiên để nguồn đất không bị ô nhiễm và lan rộng, thì chỉ nên sử dụng với một lượng nhất định trong ngưỡng cho phép để không gây hại cho hoa màu cũng như đất đai.
  • Phục hồi rừng: Rừng có một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cho đất không bị xói mòn, rửa trôi giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng cho thực vật. Vì vậy, cần có các chính sách phục hồi rừng bằng cách phủ xanh đất trống đồi trọc, chống cháy rừng, trồng cây,...
  • Phục hồi và tái chế vật liệu: Để giảm thiểu lượng chất xả thải rắn ra ngoài môi trường, chúng ta có thể tiến hành phân loại và tái sử dụng đối với những vật liệu như nilon, thủy tinh,... Điều này vừa có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường đất đơn giản mà cũng hạn chế được các hoạt động xả thải bừa bãi hiện nay.
  • Áp dụng công nghệ hiện đại: Đối với các nhà máy sản xuất công nghiệp, các chủ doanh nghiệp cần sử dụng các hệ thống xử lý tân tiến, để đảm bảo cho nguồn nước xả thải ra bên ngoài môi trường đất được đảm bảo an toàn trong phạm vi cho phép. 

Đứng trước thực trạng ô nhiễm đất đã và đang xảy ra trên quy mô cả nước nói chung, tỉnh huyện nói riêng. Chính quyền địa phương huyện Châu Thành đã chỉ đạo các ngành chuyên môn luôn quan tâm đến các hoạt động về bảo vệ môi trường, nhất là môi trường đất. Trong  bối cảnh hiện nay, gắn với đầu tư phát triển kinh tế-xã hội thì vấn đề bảo vệ môi trường sống luôn được xác định là nhiệm vụ song hành, để đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế huyện nhà, với phương châm phục vụ nhu cầu thế hệ hiện tại, bảo đảm không làm phương hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai.

NAM ANH 

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)

Hình ảnh Hình ảnh

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1