
|
Chi tiết tin
Bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng là mối nguy hại lớn đối với môi trường, đặc biệt là sức khỏe con người. Ngành chức năng và nhiều nông dân ở Châu Thành luôn quan tâm đến việc thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện. Song, vấn đề đặt ra là làm sao có giải pháp xử lý rác thải thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, kịp thời, tránh tình trạng tồn đọng, sai cách.
Hiểm họa với môi trường, sức khỏe con người
Theo số liệu thống kê, địa bàn huyện Châu Thành có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn với diện tích gieo trồng hàng năm hơn 37.000 ha, trong đó trồng lúa khoảng 12.510ha, trên 13.500ha trồng rau màu và 12.160 ha là cây ăn trái. Do vậy, nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của bà con nông dân là rất lớn. Chỉ tính riêng năm 2021, tổng khối lượng rác thuốc bảo vệ thực vật mà bà con nông dân huyện Châu Thành đã sử dụng, đã thu gom xử lý là gần 5,5 tấn. Khối lượng rác thuốc BVTV nhiều như thế, việc thu gom và xử lý được thực hiện bằng các hợp đồng thu gom với tần suất 2 lần/năm giữa xã và công ty xử lý, tuy nhiên số lượng rác được thu gom vẫn chưa thật sự tuyệt đối. Đây là hiểm họa với môi trường và sức khỏe con người.
Ở một vài địa phương, ý thức bảo vệ môi trường của người nông dân còn hạn chế. Sau khi sử dụng thuốc BVTV, nhiều nông dân vứt vỏ chai, bao bì ngay tại đồng ruộng, dưới mương nước, kênh rạch. Một số người có ý thức hơn thì thu gom rác thuốc BVTV, xử lý bằng cách thiêu hủy cùng với rác thải sinh hoạt hoặc chôn lấp. Điều này vẫn gây tác hại không nhỏ đến môi trường cũng như sức khỏe con người; ảnh hưởng đến việc thực hiện tiêu chí 17 (môi trường) trong xây dựng nông thôn mới.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Nó giúp đẩy lùi tác hại của sâu, bệnh, cỏ dại và các sinh vật gây hại đối với cây trồng và nông sản... Tuy nhiên, có không ít người do chạy theo lợi nhuận, sử dụng không hợp lý thuốc BVTV, gây hậu quả nghiêm trọng. Thực tế, làm vườn sử dụng nhiều thuốc BVTV hơn rau màu, làm lúa. Mặc dù ngành chức năng các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn... nhưng nhìn chung bà con ND vẫn còn lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Một bộ phận ND chỉ quan tâm lợi nhuận trước mắt là làm sao để nông sản có năng suất cao và mẫu mã đẹp mà chưa quan tâm đến sản xuất sạch, sự ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với sức khỏe và môi trường.
Làm sao giảm rác thải thuốc bảo vệ thực vật?
Thực tế bao bì, chai lọ thuốc BVTV qua sử dụng thuộc chất thải nguy hại, cần xử lý nghiêm ngặt. Các doanh nghiệp đủ điều kiện thu gom và xử lý theo hợp đồng và tần suất thu gom như hiện tại (2 lần/năm); công tác tuyên truyền của co quan chuyên môn , các đoàn thể đến nông dân vẫn chưa thật sự hiệu quả, nhận thức nông dân còn hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng thu gom: hố thu gom chuyên dụng thì lượng rác bao bì thuốc BVTV ít, rác sinh hoạt nhiều; nhiều nơi rác bao bì thuốc BVTV vức bừa bãi, chưa được thu gom đúng quy định.
Thông qua một số chương trình của các công ty sản xuất thuốc BVTV và Hội ND các cấp, một lượng rác thải BVTV được thu gom, xử lý đúng cách. Tuy nhiên, việc thu gom, xử lý bao bì, vỏ chai thuốc BVTV chỉ giải quyết được phần ngọn, giải quyết vấn đề trước mắt. Còn về lâu dài, ngành chức năng phải tích cực tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật... làm sao để bà con ND giảm lượng thuốc BVTV sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Như vậy, vừa giảm chi phí đầu tư, vừa bảo vệ sức khỏe, môi trường sống.
Để giảm rác thải BVTV thì phải giảm lượng thuốc BVTV sử dụng. Ngành chuyên môn nên đẩy mạnh thực hiện các mô hình ứng dụng thuốc sinh học trong phòng trừ dịch hại trên cây trồng, thay thế một phần thuốc hóa học. Đồng thời, phát triển các mô hình “nông dân bảo vệ môi trường” kết hợp với các mô hình canh tác phù hợp với điều kiện đặt thù của địa phương.
Năm 2023, huyện Châu Thành theo lộ trình ra mắt huyện nông thôn mới; theo đó tiêu chí về quản lý rác thuốc BVTV phải được thu gom và xử lý trên 80%-100%. Các con số lý tưởng 80%, 100% ở trên chỉ là mục tiêu của kế hoạch. Việc quan trọng hơn hết là UBND huyện, xã, các ngành chức năng cần có những giải pháp hữu hiệu, thật sự quyết tâm với nhiệm vụ thu gom, xử lý rác thải BVTV. Qua đó, hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta. Những việc cần làm cụ thể: 1/ tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân, nhất là phát huy vai trò của hội nông dân trong công tác tuyên truyền bằng các hình thức khác nhau, đảm bảo hiệu quả thông qua các mô hình cụ thể được triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá định kỳ; trên cơ sở nhân rộng các điển hình tiêu biểu. 2/ đảm bảo nguồn kinh phí lắp đặt các hố thu gom đúng quy chuẩn; bố trí các hố tại vị trí hợp lý, tạo điều kiện tiếp cận của nông dân sau khi sử dụng thuốc BTVT trong trồng trọt. 3/ cấp ủy, chính quyền định hướng phát triển xanh ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch để từng bước chuyển đổi trong trồng trọt theo hướng phát triển xanh, sạch, bền vững.
Võ Quốc Nam







TỔ CHỨC BỘ MÁY
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC UBND HUYỆN | |||||||||
Ban Quản lý các dự án và Phát triển quỹ đất huyện | Ban Quản lý các công trình công cộng | Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên | Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp | ||||||
Trung tâm Văn hóa- Thể thao và Truyền thanh huyện | |||||||||
THỊ TRẤN - XÃ TRỰC THUỘC | |||||||||
Thị trấn Tân Hiệp | Xã Bình Đức | Xã Nhị Bình | Xã Tam Hiệp | ||||||
Xã Tân Hương | Xã Tân Lý Tây | Xã Tân Lý Đông | Xã Thân Cửu Nghĩa | ||||||
Xã Phú Phong | Xã Thạnh Phú | Xã Song Thuận | Xã Bàn Long | ||||||
Xã Dưỡng Điềm | Xã Điềm Hy | Xã Hữu Đạo | Xã Kim Sơn | ||||||
Xã Long Hưng | Xã Đông Hòa | Xã Long Định | Xã Bình Trưng | ||||||
Xã Tân Hội Đông | Xã Long An | Xã Vĩnh Kim | |||||||