
|
Chi tiết tin
Sáng ngày 04/4/2023, Ban Văn nghệ Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thanh huyện tổ chức buổi khảo sát thực tế về việc viết kịch bản chuyển thể thành cải lương về cuộc đời, sự nghiệp và hoạt động Cách mạng của nữ Anh hùng Quân đội Lê Thị Hồng Gấm.
Hình ảnh: Ngôi nhà và bàn thờ di ảnh Chị Lê Thị Hồng Gấm- Anh hùng LLVT nhân dân giải phóng, tọa lạc tại ấp Thạnh Hòa, xã Long Hưng
Theo nhân chứng lịch sử kể lại, Lê Thị Hồng Gấm, sinh năm 1951 trong một gia đình nông dân lao động, là con giái thứ tư trong số 09 người con của ông Lê Văn Phước và Mẹ Việt Nam Anh hùng Đỗ Thị Quế ở ấp Thạnh Hòa, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Cả gia đình ai cũng từng đi bộ đội, công an, trừ người con út ở nhà với cha mẹ. Sống và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống cách mạng, Chị cũng như bao thanh nhiên khác của xã Long Hưng sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng. Những năm đầu Chị hoạt động trong đội du kích mật và rất dũng cảm trong chiến đấu, sáng tạo và mưu trí trong những lần phải đối diện với kẻ thù. Hơn 10 lần, Chị bị địch tình nghi giữ lại để tra hỏi nhưng Chị vẫn bình tĩnh đối phó, dùng lời lẽ hợp tình, hợp lý khiến địch phải thả ra. Trong công tác, nhiều lần Chi đã cùng đồng đội hoặc một mình đánh địch, lập được nhiều chiến công. Từ tháng 12/1967 đến tháng 5/1968, Chị được rút lên làm giao liên vành đai Bình Đức. Tổ của Chị có 3 người đều là nữ. Địa bàn hoạt động của tổ tuy không rộng lắm nhưng rất gian khổ và ác liệt và phải chịu sự đánh phá ngày đêm của cả Ngụy lẫn Mỹ. Sau trận Tết Mậu Thân 1968, địch điên cuồng phản kích, tổ giao liên của Chị bị mất mát hy sinh chỉ còn lại một mình, trong khi khối lượng công việc ngày một gia tăng nhưng Chị vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ dù rằng có ngày phải đi 7 - 8 chuyến để chuyển tài liệu kịp thời về cho các xã. Tháng 12/1968, Chị được kết nạp vào Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng và được điều về làm Xã đội phó xã Long Hưng, với biệt danh là “ Kiện tướng đánh mìn”. Lúc này Xã đội Long Hưng chịu nhiều tổn thất vì địch tổ chức phản kích ác liệt bằng bom pháo và càn quét, Chị cùng với Xã đội củng cố lại lực lượng, xây dựng lại các cụm, các ấp chiến đấu, kiên cường bám trụ đánh địch quyết liệt, quyết tâm giữ vững từng tất đất, ngọn rau của quê hương. Đội du kích của Chị Hồng Gấm dẫn đầu đã được nhân dân đùm bọc, che giấu, cung cấp tin tức để vào tận nhà trừng trị những tên ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân. Đến tháng 8/1969, Chị được cấp trên điều về làm Trung đội phó du kích vành đai liên xã. Đây là vùng ác liệt nhất với căn cứ Đồng Tâm, vành đai Bình Đức sát nách Mỹ Tho do Mỹ - Ngụy lập nên và phòng thủ rất kiên cố. Vào ngày 18/4/1970, chuẩn bị cho trận đánh đêm, Chị cùng hai nữ du kích đi mua thức ăn dự trữ cho Trung đội, khi đến giữa cánh đồng (cách căn cứ Bình Đức 500 mét) bị máy bay địch phát hiện. Hai chiếc máy bay lên thẳng HU1A sà xuống rất thấp định bắt sống.Trong tình thế nguy hiểm, Chị ra lệnh: “Tôi có thể chạy thoát được nhưng nguy hiểm cho hai chị, nếu cả ba cùng ở lại chiến đấu thì không đủ vũ khí. Tôi ở lại chiến đấu, thu hút hỏa lực, còn hai chị chạy thoát ngay đi”. Nói xong, 2 nữ du kích chạy vào vườn, còn một mình với khẩu súng AR 15, chị chiến đấu với địch. Hai chiếc trực thăng HU1A xả đạn bắn uy hiếp, quần thảo trên đầu kêu gọi đầu hàng, Chị bình tĩnh nhắm thẳng trực thăng nhả đạn, một chiếc cháy rơi tại chỗ. Sau một hồi chiến đấu, Hồng Gấm bắn rơi một máy bay trực thăng, chiếc còn lại nã đạn dữ dội về nơi người nữ du kích kiên cường đang ẩn nấp và bay ra xa gọi thêm máy bay đến đỗ quân bao vây, chị bắn hạ thêm 3 tên địch. Mặc dù quân địch rất đông và bản thân bị thương nặng, máu tuôn xối xả, Chị vẫn tỳ vai, quỳ gối, dựa vào bờ ruộng đánh bật các đợt xung phong của bọn chúng, tiêu diệt thêm một số lính địch. Cuối cùng khẩu súng của Chị hết đạn, quyết không để vũ khí lọt vào tay địch, Chị đã gắng sức đập gãy khẩu súng. Một loạt đạn từ phía địch vang lên Chị đã anh dũng hy sinh lúc mới vừa tròn 19 tuổi.
Hình ảnh: Soạn giả Huỳnh Anh - nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh ghi nhận lời kể của Ông Lê Trọng Nghĩa, thương binh ¼, là em ruột của Chị Lê Thị Hồng Gấm
Để ghi nhận những chiến công đó, Chị được Đảng và nhà nước tặng 4 bằng khen, 3 bằng dũng sĩ diệt Mỹ, 1 Huân chương chiến công hạng Nhì. Vào ngày 20/9/1971, Chị Lê Thị Hồng Gấm được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Huân công giải phóng hạng Ba và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng và cũng là nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân được phong tặng đầu tiên của tỉnh Tiền Giang.
Sau chuyến đi khảo sát thực tế tại các địa phương và tìm hiểu thêm về lời kể của các nhân chứng một thời tham gia công tác, chiến đấu cùng Chị Lê Thị Hồng Gấm, Ông Nguyễn Huỳnh Anh, tức soạn giả Huỳnh Anh - nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh sẽ thu thập thêm một số tư liệu và chủ biên viết kịch bản chuyển thể thành cải lương về cuộc đời, sự nghiệp và hoạt động Cách mạng của nữ Anh hùng Quân đội Lê Thị Hồng Gấm và cho ra mắt khán giả thưởng thức trong thời gian tới./.
TRÚC THANH







TỔ CHỨC BỘ MÁY
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC UBND HUYỆN | |||||||||
Ban Quản lý các dự án và Phát triển quỹ đất huyện | Ban Quản lý các công trình công cộng | Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên | Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp | ||||||
Trung tâm Văn hóa- Thể thao và Truyền thanh huyện | |||||||||
THỊ TRẤN - XÃ TRỰC THUỘC | |||||||||
Thị trấn Tân Hiệp | Xã Bình Đức | Xã Nhị Bình | Xã Tam Hiệp | ||||||
Xã Tân Hương | Xã Tân Lý Tây | Xã Tân Lý Đông | Xã Thân Cửu Nghĩa | ||||||
Xã Phú Phong | Xã Thạnh Phú | Xã Song Thuận | Xã Bàn Long | ||||||
Xã Dưỡng Điềm | Xã Điềm Hy | Xã Hữu Đạo | Xã Kim Sơn | ||||||
Xã Long Hưng | Xã Đông Hòa | Xã Long Định | Xã Bình Trưng | ||||||
Xã Tân Hội Đông | Xã Long An | Xã Vĩnh Kim | |||||||